Thiết kế app chuẩn UX/UI không phải là chuyện dễ gì như mọi người làm tưởng, phải có 1 đầu óc nhiều ý tưởng, kinh nghiệp và phong phú về design app nữa.
UI / UX là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng). Đây là 2 yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế app.
Công nghệ thiết kế UX/ UI kèm theo một đôi dòng phân tích đơn giản. Nhưng đôi dòng đó lại không đủ để khách hàng của chúng ta hiểu hết tầm quan trọng của kỹ thuật này trong thiết kế app ,website và đặc biệt là khâu Cắt HTML, chưa thể phân biệt giữa UX và UI khác nhau như thế nào.
Chính vì vậy, trong bài viết này, mình muốn chia sẻ nhiều thông tin chi tiết hơn để bạn hiểu thiết kế UX/ UI trên một dự án thiết kế app hoặc lập trình smartphone là gì, công việc cụ thể của người thiết kế là gì.
Tóm tắt nội dung chính
Thiết kế UX là gì – Thiết kế UI là gì?
Chúng ta bắt đầu bài viết bằng cách giới thiệu lại định nghĩa của hai thuật ngữ tưởng như quen mà làm như không quen này.
✔️ UI Design là viết tắt của User Interface Design – Tức là thiết kế giao diện người dùng
✔️ UX Design là viết tắt của User Experience Design – Là thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng hay ( tối ưu user experience )
Nói về khái niệm Thiết kế chuẩn UX UI, không chỉ người ngoại đạo không liên quan gì tới lập trình, mà với chúng tôi, những kẻ ăn nằm với nghệ thuật làm đẹp cho đời này cũng là khái niệm tương đối mơ hồ.
Nói mơ hồ không phải là không biết, nhưng để nói rõ cụ thể trắng ra trắng, đen ra đen, ra ngô ra khoai thì không có cái định nghĩa nào ngoài hai dòng tôi ghi ở trên.
Liên hệ thiết kế app tại DSA :
☎️ Hotline kỹ thuật: 0763.001.808
☎️ Hotline + Zalo sale : 094.1815.427
📧 Email: tranvan5322@gmail.com
🌍 website: https://dsa.vn/
🏠 Địa chỉ: 519/8 đường số 10, phường 8 gò vấp
Mỗi ngày người thiết kế UX, UI phải thực hiện và quản lý rất nhiều công việc khác nhau chỉ mong một điều nhỏ nhoi là khách hàng hài lòng, thoải mái khi thao tác trên App của mình mà thôi. Cụ thể sẽ như thế này:
👉 Thiết kế UX /UI là gì?
Thiết kế UX gắn liền với cảm nhận người dùng đối với một sản phẩm nào đó không nhất thiết là công nghệ. Thiết kế UX trong thiết kế app là sự tiếp nối của thuật ngữ này vì sự xuất hiện lần đầu tiên của UX để phục vụ cuộc sống của con người.
Mình lấy một ví dụ trong đời sống trước để bạn dễ hình dung như cái ghế thì ngồi sao cho êm ái nhất, thoải mái nhất, cho nên các chuyên gia đã tạo ra những chiếc ghế có đệm êm, có tay vịnh, ngả lưng vừa phải,…
Còn trên app mobile , đó là làm thế nào để người dùng thao tác đơn giản nhất, trên Smartphone thì phải lướt “sướng” nhất, làm thế nào để nhu cầu tra cứu, liên lạc, chia sẻ thuận tiện nhất.
Các chuyên gia UX không phải là một chuyên gia đồ họa. Họ không làm việc với các công cụ thiết kế mà làm việc nhiều hơn với con người, những người dùng cuối sẽ thao tác trên thiết kế app tương thích với .
Phải xem đối tượng như người yêu, phải biết họ muốn gì, hành vi của họ như thế nào, thói quen ra sao,… tất tần tật mới có thể phân tích, tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp tối ưu.
Phỏng vấn, khảo sát, theo dõi, đuổi theo, quan sát,… sẽ là “nghề tay trái” của một người làm UX chuyên nghiệp.

Thông thường, để có một bản thiết kế UX, một chuyên gia phải tiến hành các bước sau:
🔹 Bước 1: Nhận dự án và tìm hiểu sơ bộ
🔹 Bước 2: Tiếp cận, tìm hiểu và phân tích đối tượng (đây là một bước dài hơi, đòi hỏi người thực hiện phải tinh tế, linh hoạt)
🔹 Bước 3: Sau khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích yêu cầu người dùng, mô phỏng thao tác bằng các sơ đồ, đưa ra giải pháp
🔹 Bước 4: Nhận định các Persona, các tình huống có thể xảy ra, rủi ro có thể gặp phải
🔹 Bước 5: Xây dựng các bản mockup – bản vẽ sơ khai và kiểm chứng
🔹 Bước 6: Nếu kiểm chứng cho kết quả tốt, UX Designer sẽ tiếp tục hoàn thiện và cho ra đời bản Prototype
🔹 Bước 7: Tiếp tục kiểm tra và cho ra sản phẩm cuối cùng
🔹 Bước 8: Hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra với người dùng
🔹 Bước 9: Đưa qua cho bộ phận lập trình và tạo ra thành phẩm
Lối đi này hơi dài để bạn có thể hình dung công việc cụ thể của một UX Designer là như thế nào. Để ra được một sản phẩm hoàn chỉnh, họ phải thử nghiệm, test đi test lại rất nhiều lần.
Ví dụ ở trên là chưa kể ở bước nào đó giữa quy trình mà thất bại là phải trở lại từ đầu.

Đến đây, bạn đã có thể hình dung thế nào là thiết kế UX rồi chứ. Nói tóm lại, nó là kết quả của một cuộc nghiên cứu người dùng dài hơi giải quyết một vấn đề nào đó để trải nghiệm của họ trên App (Smartphone) thuận tiện hơn, “sướng” hơn.
Còn chuyên viên UX biết đồ họa đấy nhưng công việc chính của họ là nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm rồi phân tích, thử nghiệm,… cho đến khi thành phẩm hoàn hảo nhất.
Thành phẩm của UX chưa phải là sản phẩm cuối cùng mà người dùng sử dụng, cần phải có sự giúp sức của thiết kế UI và một vài thao tác khác nữa thì mới coi là hoàn thiện.
Khái niệm Giao diện người dùng liên quan đến tính tương tác nhiều hơn. Các chuyên gia UI sẽ tập trung vào cách mà sản phẩm trình diễn cho người dùng.
Như nút Like, share nên nằm bên trái hay bên phải của bài viết, icon kêu gọi hành động trên Landing Page nên chọn màu gì, nằm bên trên hay bên dưới, nút Nagivation nên chọn hai gạch hai ba gạch, gạch ngang hay gạch đứng,…
Cái này nên dùng hình đại diện hay hiện đường link. Nhấp vào hình tròn thì đi đâu, nhấp vào hình vuông sẽ về đâu,… Nhưng dù thế nào, thiết kế vẫn phải đảm bảo tính đồng nhất xuyên suốt app trên ios / android để người dùng không bị lấn cấn khi sử dụng.
Một bộ phận thiết kế nữa cũng không kém phần quan trọng khi thiết kế app bên cạnh UX – UI là thiết kế trực quan (Visual Design).
Visual Design là gì – Thiết kế trực quan là gì?
Một ví dụ đầu tiên nhé. Tôi có một người bạn từng làm tại một shop bán giày nữ và anh ta từng chia sẻ với tôi, cùng một mẫu giày, nhưng nếu có màu đen thì số lượng bán đôi màu đen luôn cao hơn những màu còn lại, thậm chí là quản lý phải yêu cầu sản xuất thêm mẫu giày màu đen nếu nó không có mặt trong những đôi mẫu.

Lý do rất đơn giản, vì giày màu đen dễ phối trang phục hơn và quan trọng là khách hàng “cảm thấy” nó lâu cũ hơn những màu khác.
Vậy trở lại app, cũng là màu sắc, tôi lấy ví dụ ngay trên bài viết này. Tại sao chúng tôi chọn chữ màu đen trên nền màu trắng mà không làm ngược lại hoặc chọn màu chữ xanh cho hợp màu thương hiệu của Dsa?
Bởi vì theo nghiên cứu, chữ đen trên nền trắng dễ đọc nhất trong tất cả các sự phối màu. Thêm nữa nhé, font chữ mà chúng tôi đang sử dụng cũng phải trải qua quá trình nghiên cứu người dùng sao cho dễ đọc nhất.
Như ví dụ, người chịu trách nhiệm bên mảng thiết kế trực quan lại quan tâm đến giao diện hiển thị. kiểu xuất hiện giao diện lung linh, icon app bắt mắt, màu sắc phù hợp với từng phần trên app và hợp với màu thương hiệu, cỡ chữ, màu chữ, font chữ,… Các nguyên lý thị giác được tận dụng tối đa trong khâu này.
Motion Design là gì?
Tiếp tục là thiết kế chuyển động. Motion Designer là người chịu trách nhiệm tạo ra các chuyển động khi người dùng giao tiếp với một bộ phận nào đó trên app.
Chẳng hạn bây giờ bạn cuộn trang lên đầu sẽ thấy phần chuyển động của Header, đó là tác phẩm của thiết kế chuyển động.

Vậy, chúng ta có 4 kiểu thiết kế với 4 vai trò khác nhau, liệu chúng có liên quan đến nhau hay không? Câu hỏi lớn là đây.
Tất nhiên là chúng liên quan đến nhau, đối với thiết kế app, cả 4 công việc này liên quan mật thiết với nhau.
Bạn hãy xem lại 9 bước mà một UX Designer thực hiện ở phần trên, các khâu tạo ra bản Mockup hay Prototype chính là do UI Design, Visual Design và Motion Design (nếu cần) thực hiện.
Trong quá trình đó, luôn luôn người làm UX phải tương tác với các đồng nghiệp của mình để tạo ra thành phẩm đúng nhất. Và sau tất cả, khâu lập trình là cuối cùng.
Thiết kế app chuẩn UX/UI ảnh hưởng đến SEO
Từ trước đến nay, khái niệm làm app chuẩn UX/UI và app chuẩn SEO thường được hiểu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, không ảnh hưởng gì đến nhau, tuy nhiên đó là một sai lầm khi mà hiện nay, UX/UI và chuẩn SEO gần như luôn đi liền với nhau khi thiết kế một app, tại sao lại như vậy?
UX/UI sẽ ảnh hưởng đến hành vi người dùng
Tất nhiên UX và UI sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, nhưng cái Dsa muốn nói ở đây là ảnh hưởng đến hành vi và khả năng ra quyết định của khách hàng khi truy cập vào app của bạn.
Khi một sản phẩm app được chuẩn giao diện UI/UX thì người dũng sẽ khá thoải mái trong vấn đề trải nghiệm, tâm trạng tốt khiến họ đưa ra những quyết định nhanh hơn khi thấy những sản phẩm ưng ý, đồng thời thao tác mua hàng tiện lợi, nhanh chóng khiến khách hàng hài lòng và có thể tiếp tục quay lại lựa chọn hoặc xem thêm những sản phẩm khác.
Điển hình là việc xây dựng giao diện app du lịch, nếu bạn không thật sự có một giao diện tốt, thân thiện người dùng nhất thì rất khó để chỉnh phục những vị khách khó tính trong mảng du lịch.
Bởi từ cách mà bạn thiết kế app – thiết kế web, chăm sóc khách hàng họ sẽ đánh giá xem dịch vụ của bạn có chu đáo, tận tâm hay không, ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của họ.
Giao diện UI/UX ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của Google
Thực tế thì Google không thể đánh giá hoàn toàn chính xác về giao diện của app, tuy nhiên Google có thể thu thập thông tin từ những người dùng để từ đó đưa ra phán đoán về app đó có thật sự tốt cho người dùng hay không – yếu tố xếp hạng hàng đầu hiện nay, để tiến hành thay đổi vị trí khi người dùng tìm kiếm về app của bạn.
Một app có trải nghiệm không tốt, người dùng thường thoát ra ngay khi vào sẽ khiến Google đánh giá app này thật sự không đáp ứng được bất kỳ lợi ích nào cho người truy cập.
Google đang có những thay đổi lớn nhằm hướng đến người dùng thiết bị di động, hầu hết những app hiện nay đều được phát hiện và index (lập chỉ mục) bởi các bot di động chứ không phải là bot giả lập app trên PC như trước đây.
Điều này cho thấy động thái của Google đang hướng đến người dùng smartphone nhiều hơn là những người dùng máy tính, và Responsive cũng là yếu tố mà Google rất quan tâm, thậm chí nó còn là một mục thông báo riêng trong công cụ quản trị website Webmaster Tool của “gã khổng lồ”.
Kết bài!
Bây giờ chắc bạn đã hiểu vai trò của thiết kế UX/ UI trong mỗi dự án thiết kế app tại Dsa. Mỗi sản phẩm app mà bạn đang sử dụng chính là sản phẩm được tạo thành từ rất nhiều công đoạn, được thực hiện bởi rất nhiều người thuộc nhiều chuyên môn khác nhau.
Chúng tôi gọi đó là một quá trình chuyên nghiệp và khép kín mà những dịch vụ thiết kế app khác sẽ không thể cung cấp cho bạn. Tại Dsa, mỗi người là một chuyên gia trong từng lĩnh vực mà họ đảm nhận.
Bạn đang và chuẩn bị bắt đầu học ngành thiết kế đồ họa nhưng lại không biết hiện nay đang có các phần mềm thiết kế đồ họa nào tốt nhất, được ưa chuộng nhất?
Với những người chỉ muốn tìm hiểu căn bản về thiết kế đồ họa thì có thể sử dụng những phần mềm thiết kế đồ họa online được cung cấp miễn phí.
Tuy nhiên với những người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì lại khác, vì lúc này cần phải thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, tạo các bản vẽ, video chuyên nghiệp thì đòi hỏi phải cần đến các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp hơn.
Hãy cùng điểm qua những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay đã được DSA tổng hợp ngay bên dưới.
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tốt nhất 2021
👉 Adobe Photoshop
Adobe Photoshop (thường gọi là Photoshop, viết tắt là PS) là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nổi tiếng nhất.
Photoshop với khả năng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp mạnh mẽ mà rất nhiều người biết đến, có thể có thể làm nên những hình ảnh ấn tượng; hô biến, chỉnh sửa mọi hình ảnh từ xấu thành đẹp lung linh và ngược lại. Ngoài ra Photoshop còn được dùng trong công việc thiết kế app, vẽ texture cho các phần mềm đồ họa 3D.
👉 Adobe Illustrator
Adobe Illustrator (thường gọi là Illustrator, viết tắt là AI) là phần mềm thiết kế dạng vector chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Đây là phần mềm chuyên vẽ để tạo các đối tượng mới chứ không phải dùng để chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop (sử dụng các thuật toán, đối tượng hình học và dựa vào khả năng thiết kế, sáng tạo của người dùng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng hình ảnh cao mà không sợ bị vỡ khi zoom lớn.)
AI được sử dụng nhiều trong việc thiết kế các banner, poster, các nhân vật hoạt hình, đối tượng 2D, cover, namecard và thiết kế logo đẹp và ấn tượng… Tuy nhiên AI chỉ mạnh trong thiết kế đồ họa 2D, cũng có hỗ trợ thiết kế 3D nhưng khả năng hỗ trợ hạn chế.
👉 Adobe Indesign
Adobe InDesign (thường gọi là InDesign, viết tắt Id), đây là phần mềm dàn trang chuyên nghiệp của Adobe, được dùng để tạo ra các tác phẩm như tờ rơi, áp phích, tạp chí, báo, sách điện tử và các ấn phẩm kỹ thuật số.
Đây là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa mà bạn cần phải biết vì bạn có thể làm việc với Id như đang vẽ trên AI, tạo ra nhiều trang giống như Word, những tính năng này cũng chính là những nhược điểm của Photoshop và AI (không thể tạo ra nhiều trang với số lượng lớn trong quá trình làm việc).
👉 AutoCad
AutoCAD là phần mềm được dùng để triển khai các bản vẽ kĩ thuật xây dựng trên mặt phẳng 2D hay bề mặt 3D. AutoCAD cho phép người dùng thể hiện hình dạng, kích thước, đặc điểm cấu tạo của các đối tượng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Không chỉ là một công cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nột thất, cơ khí ; AutoCAD còn được ứng dụng nhiều trong thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang hay công nghệ in ấn 3D.
👉 Sketchup
SketchUp là một phần mềm mô phỏng 3D, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các kiến trúc sư, các kỹ sư, nhà làm game hay các đạo diễn và nhiều ngành nghề liên quan khác.
Phần mềm này nổi bật hơn một số phần mềm mô phỏng 3D khác vì:
✔️ Không cần phần cứng mạnh như các phần mềm mô hình hóa khác như 3D Max, FormZ, Maya.
✔️ Các mặt, diện được định nghĩa đơn giản dựa trên một miền khép kín.
✔️ Tạo khối đơn giản nhanh gọn bằng công cụ “kéo-đẩy”
✔️ Có thể kết hợp với các trình kết xuất ngoài (Renderer) để cho ra những hình ảnh tốt hơn
✔️ Công cụ chỉnh sửa khối và tạo khối theo đường sinh cho trước
✔️ Hệ thống giao diện với con trỏ đồ họa thông minh cho phép người sử dụng dựng hình vẽ ba chiều trong không gian hai chiều của màn hình.
✔️ Khả năng giao tiếp rộng rãi với các phần mềm mô hình khác.
✔️ Khả năng cho phép mô phỏng, hiệu chỉnh góc chiếu của mặt trời vào tất cả các thời điểm trong năm cũng như bao quát các góc nhìn cho hiệu quả gần như tức thời.
✔️ Bản vẽ được kết xuất ở tốc độ cao dựa trên tốt giản hệ mô hình đa giác thấp, có phong cách trình bày độc đáo.
👉 Revit
Revit là một phần mềm hỗ trợ mạnh mẽ các tính năng thiết kế chuyên dụng cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, nhà thầu, họa viên kiến trúc được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Autodesk.
Bộ phần mềm Revit gồm 3 phần được dùng cho các lĩnh vực khác nhau: Revit Architechure dùng cho kiến trúc, Revit Structure dùng cho kết cấu, Revit MEP dùng cho lĩnh vực cơ điện.
👉 Adobe Premiere Pro
Adobe Premiere Pro là phần mềm chỉnh sửa, biên tập video theo thời gian thực một cách chuyên nghiệp.
Phần mềm này cho phép người dùng chỉnh sửa video có độ phân giải cao đến 10240*8192, hỗ trợ xuất video với nhiều định dạng khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng, thiết bị khác nhau.
Chính vì vậy mà phần mềm này đòi hỏi máy tính của bạn phải có cấu hình đủ mạnh với dung lượng RAM lớn, sử dụng ổ cứng có khả năng đọc ghi cao.
Premiere Pro có thể sử dụng một cách độc lập hoặc phối hợp làm việc với các phần mềm thiết kế đồ họa khác như Photoshop, AI, After Effect, …
👉 3ds Max
3ds Max là một phần mềm thiết kế đồ họa 3d, mô phỏng 3D chuyên nghiệp với nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ cho phép tạo các đối tượng, vật thể 3D.
Phần mềm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế nội thất, thiết kế ngoại thất. Phần mềm 3ds Max hỗ trợ nhiều mô hình có sẵn như ấm trà, hình nón, kim tự tháp và hình là cơ sở để tạo nên các mô hình 3D khác nhau
👉 CorelDraw
CorelDraw là một phần mềm giống như Illustrator, đây là một phần thiết thiết kế đồ họa vector, cho phép người dùng sử dụng các công cụ sẵn có để tạo thành các đối tượng khác nhau.
CorelDraw được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thiết kế cover, baner, áp phích, quảng cáo.
👉 GIMP
GIMP (viết tắt của GNU Image Manipulation Program) là phần mềm chỉnh sửa hình ảnh phát triển bởi GNU. Đây là phần mềm mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí cho người dùng, phần mềm hỗ trợ trên cả Windows và Linux.
Một số công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa đơn giản chuyên thiết kế,chỉnh sửa hình ảnh khác
✔️ Sumopaint
✔️ MS Paint (phần mềm vẽ đồ họa đơn giản của Microsoft)
✔️ Cyberlink
✔️ Vector
✔️ ACDSEE Photo Editor
✔️ Corel Paint
✔️ Inkscape
✔️ Blender
✔️ Paint.NET
✔️ Picasa
✔️ Inkscape
Ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành nghề hot và được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn đang tìm cho mình một ngành nghề mà vẫn còn phân vân thì hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này.
Nếu một khi bạn đã quyết định theo con đường thiết kế đồ họa thì ngay từ bây giờ bạn hãy tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa ở trên. Quý khách cần thiết kế app vui lòng liên hệ thông tin dưới để được tư vấn tốt nhất
☎️ Hotline kỹ thuật: 0763.001.808
☎️ Hotline + Zalo sale : 094.1815.427
📧 Email: tranvan5322@gmail.com
🌍 website: https://dsa.vn/
🏠 Địa chỉ: 519/8 đường số 10, phường 8 gò vấp